Bạn có thấy các bé nhà mình hay đẩy lưỡi không? Nếu có thì phải tìm cách khắc phục ngay. Thói quen xấu này không chỉ ảnh hưởng đến răng, gây tình trạng hô hoặc sai lệch khớp cắn mà còn làm cho trẻ phát âm khó khăn, chưa chuẩn xác. Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể cũng như phương pháp điều trị tật đẩy lưỡi hiệu quả nhất nhé.
Mục lục
Giải đáp cụ thể tật đẩy lưỡi là gì?
Như bạn đã thấy thì vị trí của lưỡi nằm hoàn toàn trong khoang miệng và không gây ra lực đẩy lên răng. Tuy nhiên khi đẩy lưỡi, nghĩa là bạn đặt lưỡi ở sai tư thế khi cắn nuốt, nói cười hoặc cả ở trạng thái nghỉ. Lưỡi không được để trên vòm miệng mà nằm giữa răng cửa hàm trên và dưới, đẩy vào gót răng cửa hàm trên. Thói quen này thường gặp ở các bạn nhỏ, không dễ phát hiện. Nguy hiểm hơn khi một số còn duy trì điều này đến lúc trưởng thành gây ra tác động xấu cho răng.
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc tật đẩy lưỡi lên tới 60- 90%. Thói quen vô thức này thường khó khắc phục khi trẻ khó có thể tự điều chỉnh được. Do vậy, phụ huynh nên chú ý quan sát thói quen của trẻ. Nếu thấy những tật xấu thì cần loại bỏ ngay.
Những nguyên nhân chính gây ra tật đẩy lưỡi
Nguyên nhân tật đẩy lưỡi có thể do nhiều yếu tố và được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính: Đẩy lưỡi tiên phát và đẩy lưỡi thứ phát.
– Đẩy lưỡi tiên phát
Đẩy lưỡi tiên phát do rối loạn thần kinh cơ – đặc trưng ở tình trạng trẻ không thay đổi thói quen nuốt từ lúc sơ sinh. Khi yêu cầu đưa đầu lưỡi chạm lên vòm miệng, trẻ không thể đưa lên được hoặc thực hiện rất khó khăn.
– Đẩy lưỡi thứ phát
Đẩy lưỡi thứ phát là do các thói quen không tốt hoặc bệnh lý bên trong cơ thể. Ví dụ:
- Liên quan đến tình trạng răng hàm bị lệch lạc, mắc bệnh lý ở miệng hoặc tai- mũi- họng
- Thói quen mút ngón tay, mút núm vú giả hoặc bú bình thường xuyên
- Mất răng sữa sớm (nhất là nhóm răng cửa) khiến lưỡi có xu hướng bít kín khoảng trống còn lại
- Yếu tố di truyền (hàm dưới quá dốc)
- Tình trạng lưỡi to bất thường
- Phanh lưỡi ngắn (lưỡi dính)
- Bị dị ứng hoặc tình trạng viêm nhiễm gây tắc nghẽn đường mũi, thở miệng do lưỡi bị đặt ở tư thế thấp trong miệng
- Bị viêm VA, Amidan sưng to, viêm họng gây khó nuốt
- Bị chấn thương tâm lý hoặc stress
Có thể bạn quan tâm: Các nguyên nhân gây nghiến răng, niềng răng có cải thiện nghiến răng được không?
Hậu quả của tật đẩy lưỡi bạn cần biết
Theo nghiên cứu, người bình thường có tác động nuốt khoảng 1.000- 2.000 lần mỗi ngày. Mỗi lần nuốt tạo ra lực đẩy khoảng 1.800g. Nếu đẩy lưỡi thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến cho răng bị lệch lạc từ mức độ trung bình đến nặng. Biểu hiện bên ngoài chính là răng bị thưa, hô hoặc cắn hở.
– Răng bị thưa: Là tình trạng răng trên cùng một hàm nhưng mọc khá xa nhau, giữa các răng có kẽ hở hoặc răng mọc không đồng đều, răng mọc không đủ. Người bị răng thưa sẽ khó khăn trong việc ăn nhai, vệ sinh răng miễng dễ bị thức ăn bám sâu vào kẽ răng. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm.
– Răng hô: Hay có tên gọi khác là răng vổ, răng vẩu, răng cắn xuôi, răng cắn loại 2. Đây cũng là dạng sai lệch khớp cắn thường gặp do tương quan hai hàm răng trên dưới không đạt chuẩn tỷ lệ, hàm trên đưa ra quá mức so với hàm dưới. Răng hô khiến cho gương mặt trông mất cân đối và kém duyên. Nhất là khuyết điểm này gây khó khăn trong quá trình ăn nhai, gián tiếp tác động xấu tới hệ tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn về lâu dài còn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
– Cắn hở: Là tình trạng hàm trên và hàm dưới không thể cắn khít lại với nhau khi bạn đóng hàm tối đa. Cắn hở được chia thành nhiều loại như cắn hở một bên răng hàm, cắn hở hai bên răng hàm, cắn hở toàn bộ răng trước hay 2 bên chỉ chạm nhau ở 1, 2 điểm trong cùng. Người có khớp cắn hở cũng ảnh hưởng đến diện mạo, thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và khó khăn khi phát âm.
Xem thêm: Tác hại của tật ngậm mút tay ở trẻ
Hướng dẫn cách sửa tật đẩy lưỡi hiệu quả nhất
Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin ở trên, chắc hẳn nhiều vị phụ huynh rất muốn biết cách sửa tật đẩy lưỡi hiệu quả nhất cho bé nhà mình. Có 2 cách để loại bỏ thói quen xấu này, bao gồm:
- Sử dụng các khí cụ trong miệng: Là phương pháp điều trị chuyên khoa do các bác sĩ chỉ định. Các khí cụ phổ biến là hàng rào chặn lưỡi, nút chặn lưỡi dạng viên bi, thanh khẩu cái hỗ trợ tập lưỡi,…
- Luyện tập thói quen răng miệng đúng: Là bài tập thay đổi kiểu nuốt giúp rèn luyện các cơ, kết hợp với phản xạ nuốt. Tỷ lệ thành công của phương pháp tập luyện này khá cao. Nhưng để đạt hiệu quả tốt, bạn cần sử dụng các khí cụ hỗ trợ trong miệng để tập luyện. Do đó, khi điều trị tật đẩy lưỡi, thường kết hợp cả 2 phương pháp trên.
Sửa tật đẩy lưỡi bằng các khí cụ trong miệng
– Sử dụng thun tách kẽ
Thun tách kẽ là khí cụ xuất hiện trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng chúng để sửa tật đẩy lưỡi.
- Bước 1: Trước tiên là đặt vòng thun vào đầu lưỡi cho bệnh nhân cảm nhận
- Bước 2: Sau đó yêu cầu bệnh nhân dùng đầu lưỡi đẩy thun chạm vào vòm miệng là vùng khẩu cái lõm ở phía sau răng cửa hàm trên. Rồi từ từ đưa vòng thun áp sát theo bề mặt niêm mạc miệng và đẩy càng ra sau càng tốt. Chú ý vẫn phải giữ được vòng thun không rơi khỏi đầu lưỡi
- Bước 3: Tiếp theo, bệnh nhân từ từ lại đẩy trở lại ra trước vòm miệng. Lặp lại động tác này nhiều lần để điều chỉnh phản xạ và vị trí cơ lưỡi.
– Sử dụng nút chặn lưỡi dạng viên bi
Một khí cụ khác cũng có công dụng loại bỏ tật đẩy lưỡi là nút chặn lưỡi dạng viên bi.
- Bước 1: Trước tiên, bác sĩ gắn cố định nút chặn lưỡi dạng viên bi trong miệng. Vì viên bi nhựa có thể xoay tròn nên khi đặt trong miệng sẽ hình thành phản xạ lưỡi vờn và chơi với viên bi
- Bước 2: Lưỡi bắt buộc phải đặt cao lên vòm họng và không còn đẩy răng nữa.
Nguyên tắc hoạt động của khí cụ này giống bài tập với một viên kẹo mà phụ huynh đưa cho trẻ và yêu cầu trẻ giữ nguyên, không để bị rớt bằng đầu lưỡi. Khi đó lưỡi cũng uốn lên trên và quên đi phản xạ đẩy. Tuy nhiên, có một khuyến cáo là phương pháp này chỉ nên áp dụng với trẻ trên 8 tuổi thì tính an toàn cao hơn. Còn trẻ nhỏ tuổi hơn, bác sĩ cần phải tìm phương pháp khác.
– Sử dụng nút chặn lưỡi đặt vào mặt trong răng cửa
Nút chặn lưỡi đặt vào mặt trong răng cửa là phương pháp để nhắc nhở và huấn luyện vị trí của lưỡi không được chạm vào vị trí này. Nếu phản xạ đẩy lưỡi chưa được điều chỉnh đúng mực thì bản thân bệnh nhân có thể tự phát hiện bằng việc quan sát thấy những dấu hằn của nút chặn trên bề mặt đầu lưỡi.
Luyện tập thói quen răng miệng đúng cách cho trẻ
Có một số bài tập đơn giản khác giúp phụ huynh điều chỉnh thói quen đẩy lưỡi đã in sâu vào trong não của trẻ. Lưu ý, bài tập này cần áp dụng cho trẻ khi trẻ được 8 tuổi là tốt nhất. Vì khi tuổi còn nhỏ, bạn sẽ khó để dạy cho trẻ hiểu các bài tập.
- Bước 1: Trước tiên, bạn hướng dẫn trẻ đặt đầu lưỡi vào mặt trong của lợi ngay phía sau răng cửa hàm trên
- Bước 2: Sau đó thì cắn 2 hàm lại
- Bước 3: Tiếp theo, bạn hướng dẫn trẻ nuốt nhưng điều chỉnh để để lưỡi không chạm vào các răng cửa. Động tác đúng là lưỡi đi lên phía vòm họng.
Hãy coi mỗi gạch đầu dòng là một nhịp đếm và sau đó đếm lần lượt 1, 2, 3. Cứ như vậy, dành thời gian để luyện tập cho bé đến khi thành thục. Có thể tập từng chút một với đồ ăn nhỏ, nước lọc. Điều này cần sự liên nhẫn rất lớn nên hãy chuẩn bị trước cả tinh thần.
Tần suất thực hiện các động tác nuốt này khoảng 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Bạn có thể quan sát hiệu quả tập luyện của trẻ bằng cách để trẻ dùng ngón tay giữ cho 2 môi mở đứng trước gương và khi nuốt thì có thể quan sát rõ ràng lưỡi không đẩy vào răng nữa là đạt yêu cầu.
Trong trường hợp đẩy lưỡi ở tư thế nghỉ, thường môi sẽ không khép chặt, miệng mở, lưỡi đẩy ra phía trước. Bạn để bé hiểu là cảm giác lưỡi chạm vào răng chứ không phải là vùng lợi. Bài tập được khuyến cáo: Đặt đầu lưỡi lên vòm họng, sau đó bật thành các tiếng tặc tặc liên tục. Đối với trẻ em ở nhà ,phụ huynh có thể biến đối bài tập bằng cách yêu cầu trẻ phát âm các chữ cái như D, T, K, L… hoặc các bài hát đơn âm theo hướng dẫn của bác sĩ trị liệu.
Tật đẩy lưỡi cực kỳ có hại cho chức năng cũng như thẩm mỹ của hàm răng về sau. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, phát âm của trẻ. Nếu phát hiện bé có tật xấu này, bạn nên đưa trẻ đến địa chỉ uy tín như nha khoa Thúy Đức để tìm cách khắc phục sớm nhất nhé.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page